top of page
  • Writer's picturegin-anh-learning

Mình đã dừng đưa ra khuyên "không cần dùng từ khó khi thi IELTS"

Định nghĩa của "từ khó" nó ... khó như từ "thành công" hay "hạnh phúc" vậy. Nó là theo quan điểm, năng lực, trình độ của từng người và ở từng thời điểm khác nhau.


1 từ là khó với bạn trình độ 4.5 IELTS cũng có thể là từ dễ với bạn đang 6.5 IELTS

1 từ là khó với bạn đang 5.5 IELTS cũng có thể là từ khó với mấy đứa 8.0 như mình luôn.


Chính vì vậy mà mình không còn đưa ra lời khuyên "không cần dùng từ khó khi thi IELTS" nữa.

Thay vào đó, mình bảo các em là:

Không nên dùng từ vựng mà em không thật sự hiểu nó là gì, được dùng thế nào, chỉ là em thấy nó dài, nó khó nên em cho vào thì thà mình dùng từ dễ của mình để đảm bảo độ chính xác còn hơn


Cách đây 1 tháng, mình có nhắn tin nói chuyện với chị Lyly cứu hoả bên IELTS101 về chuyện này, và mình phải thừa nhận rằng:


Trước đây, mình nghĩ không cần dùng từ khó là do năng lực và kiến thức của mình còn hạn chế. Mình không dùng được từ vựng C2 một cách chính xác thì mình bảo không nên dùng từ khó thôi. Giờ mình giỏi hơn trước, chính cái từ C2 hồi đó mình không dùng được - giờ không còn khó với mình nữa - và mình dùng nó ngon lành cành đào luôn.


Vậy bài học mình rút ra ở đây là gì?


Mình không nên đánh giá hay đưa ra lời khuyên gì khi mà đó mới chỉ là trải nghiệm của bản thân mình thôi. Khuyên lấy khuyên để thì dễ bị hớ đó, lại còn khoe với mọi người là mình không chỉ dốt, mà còn cứng đầu và chủ quan.


Dùng từ vựng thế nào là an toàn?


Hồi mình học CELTA, mình được dạy về 4 khía cạnh của từ vựng mà chúng ta cần nắm được để dùng từ vựng được chính xác nhất. Đó là:

  • Meaning - nghĩa của từ

  • Pronunciation - phát âm

  • Form - loại từ, cách đặt từ trong các cụm từ lớn hơn, và ở trong câu

  • Appropriateness - Ngữ cảnh mà chúng ta có thể dùng từ này một cách chính xác, phù hợp nhất

Vậy nên, khi quyết định dùng 1 từ nào đó nằm ngoài vốn từ chủ động của mình, mình sẽ đi tìm hiểu cả 4 yếu tố trên.


Ngoài ra, mình sẽ xem xét các từ vựng khác trong bài viết / bài nói của mình để đánh giá level của nó. Mình sẽ muốn điểm xuyết từ vựng "khó" một cách chính xác và khéo léo chứ không phải một bài chỉ toàn từ khó. Bài nói / viết như vậy sẽ dễ khiến cho người đọc bị ngập ngụa trong trí tuệ đỉnh cao của từ vựng, dẫn dến việc họ khó hiểu, khó follow ý tưởng của mình. Như thế, chưa chắc điểm đã được cao.


Mình cũng không muốn cố gắng nhét vài từ C2 vào 1 bài đa số là các từ A2, B1 với vì điều này là không cần thiết nha.


Chúng mình có tận 4 tiêu chí để chấm 1 bài nói hoặc viết khi thi IELTS. Có khi cải thiện điểm của mấy tiêu chí kia còn dễ hơn dọc 10 từ C2 xong phải cố tìm cách để dùng nó một cách chính xác.


Tóm lại

là dùng từ vựng thì cần có độ chính xác và hợp lý nhất định. Sự đa dạng về từ vựng cũng quan trọng, nhưng sự chính xác vẫn là quan trọng hơn.

Suy cho cùng là IELTS hay giao tiếp hay viết luận trên lớp hay PTE, VSTEP, SAT - đã dùng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, quan điểm, ý kiến của bản thân 1 thì mình sẽ luôn cố gắng để thông tin được truyền tải theo cách chính xác và hiệu quả nhất. Nghĩa là: cứ cái gì chính xác và hiệu quả với mình - với đối tượng mình giao tiếp cùng - với tiêu chí của bài mình thi - ở thời điểm đó - thì mình dùng.


Chúc chúng mình sẽ không (còn) bị rơi vào cái bẫy về "từ khó" nữa nha.


Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khoá học Writing On The Net - Cohort 5.

36 views0 comments

Comments


bottom of page